Bố trí hệ thống cửa đi nhà phố hợp phong thuỷ
Cập nhật: 11:48 01/10/2020
Không gian nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó nếu từ lúc bố trí ban đầu mà thiếu chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém.
Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an ninh - Ảnh minh họa.
Nguyên lý âm dương thể hiện trong không gian sống tùy theo các quan hệ trong - ngoài, trên - dưới, trước - sau… của ngôi nhà. Ví dụ, cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao nắng gió ra - vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới thấp bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Cửa phòng ngủ
Những không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào người sử dụng. Vùng dương là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là tăng nhiều lối đi lại, khó bố trí nội thất. Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an ninh. Có thể dùng những khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn đảm bảo cân bằng âm dương trong - ngoài.
Cửa phòng vệ sinh
Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy, không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao (thiên song) là phù hợp điều kiện với nhà ống phố thị hiện nay.
Những cửa đi trong nhà không nên thẳng nhau
Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau thì sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía trong khi vùng còn lại thuần âm) vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau. Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Hoặc nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung).
Cửa ra ban công nên mở ở dưới chân giường
Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Việc sử dụng mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái gắn lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người cho rằng để “phản khí” là điều cần xem xét lại, vì gương có thể gây ra phản quang chói mắt và mang nhiều tính đối chọi. Dùng cây xanh, tạo khoảng lùi hợp lý, có mái hiên che chắn… vẫn là các biện pháp hợp lý hơn cả để giảm trực xung đối môn.
Nguồn: Sưu tầm
Tin mới hơn
- Cách hóa giải hướng nhà Lục Sát (24/10/2024)
- Cách hóa giải hướng nhà Ngũ Quỷ (18/09/2024)
- Các thế nhà không nên động thổ xây dựng: Phần 3 - Thái tuế (06/09/2024)
- Các thế nhà không nên động thổ xây dựng: Phần 2 - Mậu Kỷ Đô Thiên Sát (12/07/2024)
- Các thế nhà không nên động thổ xây dựng: Phần 1 - Tam sát (20/06/2024)
Tin cũ hơn
- Phong thủy nhà ở: Có nên xây tam cấp ba bậc trước nhà? (30/09/2020)
- Kê giường ngủ theo phong thủy để gia chủ khỏe mạnh, vượng tài (29/09/2020)
- 3 thứ nên và không nên nhìn thấy khi bước vào nhà (28/09/2020)
- Kích thước bàn bếp đúng chuẩn phong thủy (25/09/2020)
- Màu sơn cổng nhà hợp phong thủy theo mệnh (24/09/2020)
Tin nhiều người đọc
- Điều chỉnh trường khí vào nhà, tăng dương khí và xua đuổi sát khí
- Phong thủy bể nước, bể phốt trong nhà để không phạm đại kỵ
- Nhận biết các thế đất đẹp theo phong thủy, hình thế đất tốt nên chọn
- Quy định chiều cao tầng nhà hợp lý và chiều cao nhà theo phong thủy
- Cách tăng vận may, cầu tài lộc dễ dàng với mẹo phong thủy trong nhà sau