CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TRUNG TÍN MỸ
Điện thoại: (0254) 3 890.090 - 0702.006.006
Địa chỉ: Tổ 7, khu phố 4, phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rĩa Vũng Tàu
Cách tính và đo đạc kích thước phong thủy cổng chính tốt nhất
Cập nhật: 10:18 15/12/2022
Bên cạnh những yếu tố khác, phong thủy là vấn đề mà nhiều gia đình quan tâm trong quá trình thi công nội thất, nhà ở. Không chỉ đóng vai trò tách biệt không gian nhà riêng với bên ngoài mà cổng còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính và đo đạc kích thước phong thủy cổng chính.
 
 
Kích thước cổng theo phong thuỷ được mọi người rất quan tâm. (Ảnh sưu tầm)
 
Kích thước chiều cao và chiều rộng của cổng chính là bao nhiêu?
 
Cách dễ dàng nhất để xác định chiều cao và chiều rộng cổng nhà là căn cứ vào thước Lỗ Ban. Chiều rộng là âm (số chẵn), chiều dài là dương (số lẻ). Hai con số này phải hài hoà với nhau về cả hình thức lẫn trong phong thuỷ. Kích thước cổng theo phong thuỷ tốt sẽ mang đến vượng khí cho gia chủ. Có hai dạng thước lỗ Ban sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
  • Thước cuộn rút được bán ngoài thị trường (42,9cm phía trên và 39cm phía dưới)
  • Thước Lỗ Ban 52cm theo lưu truyền
Tuy nhiên tùy theo mỗi loại cổng sẽ có cách tính kích thước không giống nhau. Tìm hiểu chi tiết về thước Lỗ Ban trong bài viết: Thước Lỗ Ban là gì?
 
Khi làm cổng chính nhất định bạn cần lưu ý đến:
  • Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của cổng nhà
  • Kích thước chiều rộng cổng chính chuẩn phong thủy
  • Kích thước chiều cao cổng nhà phù hợp
Cụ thể như sau:
 
Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của cổng nhà
 
Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của cổng nhà là yếu tố quan trọng đầu tiên mà các kiến trúc sư cần xem xét. Họ phải thiết kế làm sao cho có được sự cân đối giữa cổng và không gian xung quanh ngôi nhà.
 
Để chọn được được kích thước tốt theo lỗ ban thì gia chủ cần phải lưu ý:
  • Kích thước chiều rộng phải là âm (số chẵn).
  • Kích thước chiều dài phải là dương (số lẻ).
  • Nếu gia chủ chọn cả 2 kích thước chiều dài và chiều rộng của cửa nhà rơi vào một âm hoặc một dương. Nó sẽ rơi vào “Cô Âm Bất Sinh, Độc Dương Bất Trưởng”
  • Nếu hướng trổ cửa cổng mà có sao xấu chiếu tới mà không thể thay đổi hướng, tốt nhất cổng của gia chủ nên có kích thước nhỏ.
  • Nếu cửa có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cao rộng. Điều này giúp cho khí xấu vào ít mà khí tốt có thể vào nhiều.
  • Nếu đã tính toán được vị trí đặt cửa cổng, gia chủ cần đặt cửa trong 1 vị trí, 1 sơn. Không nên đặt cửa có chiều rộng hay chiều cao quá hẹp, sẽ không thu nạp được khí tốt vào nhà. Ngược lại nếu để chiều dài và chiều rộng của cổng nhà quá lớn thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn.
Nếu như nhà bạn có diện tích rộng thì có thể xây cổng lớn. Trong trường hợp diện tích căn nhà hạn chế thì không nên xây cổng quá lớn dễ làm mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
 
 
Chiều rộng và chiều cao của cổng phải có tỷ lệ cân đối. (Ảnh sưu tầm)
 
Kích thước chiều rộng cổng chính chuẩn phong thủy đẹp
 
Chiều rộng của cổng chuẩn phong thuỷ là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Với những căn nhà có không gian thiết kế nội thất rộng rãi thì việc lựa chọn chiều rộng cổng sẽ dễ dàng hơn. Bạn không nên chọn kích thước cổng quá lớn sẽ làm cho tài lộc dễ tẩu tán. Ngoài ra, cổng có kích thước quá hẹp cũng sẽ ngăn vượng khí vào nhà.
 
Chiều rộng cổng nhà theo phong thuỷ được xác định theo thước lỗ ban là chuẩn xác nhất. Trên đó có đầy đủ những thông số tương ứng với cung tốt cung xấu. Chính vì thế, bạn cần xem xét nhu cầu thực tế của gia đình mình để lựa chọn chiều rộng cổng.
 
Thông thường, cổng nhà thường để chiều rộng là từ 2m trở lên. Đây là chiều rộng trung bình để giúp những chiếc xe ô tô con có thể vào được nhà.
 
 
Dùng thước lỗ ban để đo kích thước cổng theo phong thuỷ chuẩn xác nhất. (Ảnh sưu tầm)
 
Kích thước chiều cao cổng nhà phù hợp
 
Bên cạnh chiều rộng thì chiều cao cũng là một yếu tố cần quan tâm khi thiết kế cổng nhà theo phong thuỷ. Bạn phải cân đối giữa chiều cao và chiều rộng với mặt tiền của ngôi nhà.
 
Thước lỗ ban được sử dụng để xác định chiều cao của cổng nhà. Từ đó, gia chủ sẽ đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và phong thuỷ.
 
Khi tiến hành thiết kế chiều cao của cổng, ta cần lưu ý:
  • Cổng có mái che: cánh cổng nên để thấp hơn mái từ 40cm trở xuống để có độ thông thoáng và dẫn khí vào nhà.
  • Cổng không có mái che: cánh cổng nên thiết kế chiều cao cánh cổng lớn hơn chiều rộng cánh.
Cách chọn kích thước phong thủy cổng theo thước lỗ ban
 
Hiện nay có rất nhiều kích thước cổng khác nhau. 1991 A&D Studio sẽ sơ lược các kích thước phong thủy cổng cho các loại thường gặp nhất. Chúng tôi khuyến khích gia chủ nên nhờ các chuyên gia phong thủy hoặc các đơn vị thi công nhà phố, thi công biệt thự hay thi công nhà ở nói chung để được tư vấn kỹ lưỡng nhất. Một số loại cổng chính thường gặp nhất bao gồm:
  • Cổng nhà 1 cánh
  • Cổng nhà 2 cánh
  • Cổng nhà 4 cánh
Cụ thể cách đo kích thước phong thủy các cổng chính này như sau:
 
Kích thước cổng nhà 1 cánh theo phong thủy
 
Những chiếc cổng nhà 1 cánh thường được bắt gặp nhiều ở những khu đô thị. Tại đó, họ không có quá nhiều diện tích để có thể thiết kế những chiếc cổng nhiều cánh hơn.
  • Cổng 1 cánh thường có kích thước vào khoảng 81cm x 212cm.
  • Khoảng xê dịch được phép cho cổng 1 cánh là từ 80,5cm đến 81,8cm đối với chiều rộng và từ 210,8cm đến 214,2cm đối với chiều cao.
Kích thước cổng chính 2 cánh hợp phong thủy
 
Cổng chính 2 cánh được ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Tính linh hoạt của loại cổng này được nhiều gia đình yêu thích. Cổng 2 cánh có hai loại chính là cổng 2 cánh lệch và cổng 2 cánh cân đối. Mỗi loại cổng đều có những điểm mạnh riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ.
 
 
Cổng nhà hai cánh đã trở nên phổ biến trong thi công nhà ở. (Ảnh sưu tầm)
 
Kích thước cổng chính 2 cánh lệch
 
Chung quy, cổng 2 cánh lệch chính là cách thiết kế với một cánh lớn và một cánh bé.
  • Chiều rộng và chiều cao cổng lần lượt là 109cm x 212cm. Kích thước chiều rộng chia hai cánh là 69cm + 40cm.
  • Chiều rộng và chiều cao cổng lần lượt là 126cm x 212cm. Kích thước chiều rộng chia hai cánh là 81cm + 45cm.
Với khuôn cửa dày 4,5cm:
  • Chiều rộng là: 109cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 118cm hoặc 126cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 135cm
  • Chiều cao là:  212cm + 4,5cm bên trên = 216,5 cm
Với khuôn dày 6cm:
  • Chiều rộng là 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 121cm hoặc 126cm + 6cm bên trên = 138cm
  • Chiều cao: 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cổng chính 2 cánh cân đối
 
Cổng 2 cánh cân đối hay bằng nhau đã quá quen thuộc trong các thiết kế nhà ở hiện nay. Từ thiết kế nhà phố, nhà cấp 4 cho tới thiết kế biệt thự xa hoa, lộng lẫy đều có thể sử kiểu thiết kế cổng nhà này. Bạn có thể lựa chọn những kích thước sau cho cổng 2 cánh:
  • Chiều cao 212cm x chiều rộng 126cm, 133cm, 153cm, 176cm
  • Chiều cao 232cm x chiều rộng 126cm, 133cm, 153cm, 176cm
Với khuôn dày 6cm:
 
Chiều rộng:
  • 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 121cm
  • 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 138cm
  • 153cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 165cm
  • 176cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 188cm
Chiều cao
  • 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Với khuôn dày 4,5cm:
 
Chiều rộng:
  • 109cm + 4,5cm bên trái + 4.5cm bên phải = 118cm
  • 126cm + 4.5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 138cm
  • 153cm + 4.5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 162cm
  • 176cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải = 185cm
Chiều cao:
  • 212 cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm
Kích thước cổng 4 cánh chuẩn phong thủy
 
Cổng 4 cánh cũng là một trong những mẫu thiết kế cổng nhà được nhiều gia đình lựa chọn. Cổng 4 cánh được chia làm hai loại là cổng 4 cánh lệch và cổng 4 cánh bằng.
 
Cổng 4 cánh lệch có 4 cánh mở quay gồm 2 cánh chính và 2 cánh phụ. Kích thước cổng 4 cánh lệch thường gặp là:
  • Chiều rộng 176cm x chiều cao 212cm, 232cm, 256cm
  • Chiều rộng 211cm x chiều cao 212cm, 232cm, 256cm
Cổng 4 cánh bằng được thiết kế dành cho những căn nhà có diện tích mặt bằng rộng.
  • Chiều dài của cổng 4 cánh là 212cm
  • Bạn có thể lựa chọn một trong các chiều rộng 236cm, 255cm, 262cm, 282cm, 314cm và 360cm.
Ngoài ra, kích thước của cổng sẽ có sự xê dịch tương ứng với độ dày của cửa là 4,5cm hoặc 4cm.
 
 
Các mẫu thiết kế cổng nhà rất đa dạng, phong phú. (Ảnh sưu tầm)
 
Cách chọn hướng cổng có phong thủy tốt
 
Ngoài vấn đề về kích thước, một số gia chủ thường bỏ qua hướng. Mọi người thường có thói quen lắp đặt cổng tương đối với cửa chính. Điều này không hoàn toàn chính xác.
 
 
 
Cổng nhà phải có chiều cao phù hợp với không gian ngôi nhà. (Ảnh sưu tầm)
 
Để xem, xác định hướng hợp phong thủy cổng ngõ đẹp thì vị trí cổng xét từ bên trong nhà nhìn ra. Gia chủ cần tránh thẳng với cửa chính của nhà và ngã ba đường. Cửa chính và cổng thẳng hàng theo phong thủy là có sát khí. Bạn nên làm cổng theo phong thủy hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để cho nhà kín đáo. Ngoài ra, có 2 cách để xem hướng cổng có phong thủy tốt:
  • Chọn hướng cổng theo phong thuỷ bát trạch
  • Chọn hướng cổng theo ngũ hành
Cụ thể như sau:
 
Cách chọn hướng cổng theo phong thuỷ bát trạch
 
Bát trạch hay còn được biết đến với tên gọi bát quái. Đây là khái niệm dùng để chỉ tám phương vị của một ngôi nhà. Phong thuỷ bát trạch là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ nhân khí trong phong thủy nhà ở. Mỗi người sẽ phù hợp với một hướng riêng và nếu như chọn được đúng hướng sẽ mang lại tài lộc, may mắn.
 
Theo quan điểm về phong thuỷ bát trạch, bạn nên mở cổng để đón dòng nước vì theo phong thuỷ nước được xem là tài vận. Chính vì thế, khi mở cổng bạn hãy quan sát xung quanh xem có dòng nước nào không nếu như thuận lợi thì nên dựng cổng ở hướng đó.
 
Theo quan niệm nhân gian, có bốn linh vật tượng trưng cho bốn hướng là:
  • Hướng Bắc là linh vật Huyền Vũ
  • Hướng Nam là linh vật Chu Tước
  • Hướng Tây là linh vật Bạch Hổ
  • Hướng Đông là linh vật Thanh Long
Khi xác định hướng cổng nhà bạn nên tuân theo quy luật: phải Bạch Hổ, trước là Chu Tước, sau Huyền Vũ và trái Thanh Long.
 
Cách chọn hướng cổng theo ngũ hành
 
Trong quan niệm của thuyết ngũ hành, vị trí đặt cổng phụ thuộc vào mệnh của gia chủ. Bạn có thể tham khảo hướng đặt cổng nhà theo mệnh dưới đây:
  • Mệnh Kim nên đặt cổng ở hướng Bắc và Tây Nam. Đây là hai hướng thuộc hành Thổ tương sinh với Kim. Tuyệt đối không đặt cổng nhà ở hướng Nam vì hướng này thuộc hành Hoả mà trong ngũ hay thì Hoả khắc Kim nên không mang lại may mắn cho gia chủ.
  • Mệnh Mộc nên chọn hướng cổng theo hướng Bắc. Bởi vì, hướng Bắc là hướng tương sinh của mệnh Mộc. Ngoài ra, người mang cung mệnh này không nên đặt cổng ở hướng Tây và Tây Bắc, không tốt cho phong thuỷ.
  • Mệnh Thuỷ nên đặt cổng ở hướng Tây và Tây Bắc thuộc hành Kim. Vì trong ngũ hành Thuỷ tương sinh với Kim. Người mang mệnh Thuỷ không nên để cổng nhà hướng Đông Bắc và Tây Nam vì hai hướng này thuộc hành Thổ mà Thổ khắc Thuỷ.
  • Mệnh Hoả cổng nhà nên được đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam thuộc hành Mộc và Mộc tương sinh Hoả. Người thuộc mệnh Hoả không nên mở cổng theo hướng Bắc thuộc hành Thuỷ, không tốt cho gia chủ.
  • Mệnh Thổ nên đặt cổng theo hướng Nam thuộc hành Hỏa nên tương sinh với Thổ mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Những người mang cung mệnh này không nên đặt cổng nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam.
 
Chọn hướng cổng theo phong thuỷ của gia chủ là tốt nhất. (Ảnh sưu tầm)
 
Những lưu ý, kiêng kỵ khi thiết kế cổng nhà đẹp
 
Kích thước cổng nhà phù hợp với kích thước cửa chính
 
Dù theo đuổi bất kỳ phong cách thiết kế nào thì kích thước cổng nhà cũng nên phù hợp với kích thước cửa chính của nhà. Bạn nên sử dụng thước lỗ ban để xác định kích thước cửa hợp phong thuỷ. Khi đó, cổng và cửa chính sẽ có được sự cân bằng. Điều này không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt. Sự hoà hợp này giúp gia chủ có được nhiều tài lộc, may mắn và tránh được những khí xấu.
 
Cổng nhà nằm trên triền dốc, nền nhà cao hơn mặt sân bởi trường hợp này, lối đi vào nhà theo phong thủy làm cổng nhà cần có bậc tam cấp không quá dốc. Chiều cao một bậc tam cấp tối đa chỉ khoảng 17cm.
 
 
 
Kích thước cổng nhà phải phù hợp với kích thước cửa chính của ngôi nhà. (Ảnh sưu tầm)
 
Vị trí đặt cổng tránh xung tứ sát bên ngoài
 
Bên cạnh kích thước cổng hợp phong thuỷ thì vị trí đặt cổng cũng là điều mà bạn cần phải lưu tâm. Cổng chắc chắn phải được đặt ở vị trí đắc địa cho việc di chuyển ra vào một cách thuận tiện nhất. Không nên đặt cổng ở những điểm khuất, không thuận lợi sẽ khiến cho việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với người điều khiển phương tiện có kích thước lớn như ô tô, xe máy.
 
Cổng nhà nên được đặt ở những vị trí mang đến tài lộc và vượng khí. Cần hạn chế tối đa những vật xung sát có thể gây nguy hiểm từ bên ngoài.
 
Theo phong thuỷ những yếu tố xung sát có thể kể đến như cột điện, giao lộ, cây cổ thụ,… Trong trường hợp không thể tránh được những sự vật đó thì bạn phải tìm cách hoá giải những điềm không may đó.
 
 
 
Không đặt cổng ở những vị trí xung tứ sát. (Ảnh sưu tầm)
 
Thiết kế lối đi không quá hẹp
 
Không chỉ dừng lại ở kích thước mà khi thiết kế cổng nhà bạn còn phải lưu ý về lối đi vào nhà. Lối đi cần được thiết kế rộng rãi, thông thoáng. Khi đó, vượng khí và tài lộc mới có thể đi thẳng vào nhà mà không bị tiêu hao ở bên ngoài.
 
Nếu nhà bạn có lối đi khá hẹp thì không nên trồng các cây lớn hay dây leo ở hai bên. Bạn chỉ nên trồng một số cây hoa cỏ nhỏ để tô điểm thêm cho không gian. Khi đó, vừa làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa không làm ảnh hưởng tới phong thuỷ.
 
 
 
Lối đi vào nhà nên được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. (Ảnh sưu tầm)
 
Những kiêng kỵ khi thi công cổng nhà theo phong thủy
  • Không nên xây cổng quá cao
  • Cổng nhà không được xây đối diện với nhà vệ sinh
  • Không đặt cổng đối xung trực tiếp với con đường
  • Không để hệ thống thoát nước thoát ra ngoài theo hướng cổng chính
  • Nên trồng những loại cây cảnh
Cụ thể các lưu ý này như sau:
 
Không nên xây cổng quá cao
 
Không nên xây cổng quá cao làm ngăn chặn các luồng vượng khí vào trong nhà. Do đó, khi thi công cổng nhà bạn nên chừa ra một khoảng không gian để sinh khí có thể lưu thông tốt.
 
Cổng nhà không được xây đối diện với nhà vệ sinh
 
Trong phong thuỷ, cổng chính là nơi sinh khí của đất trời đi vào nhà. Nếu như bạn xây cổng đối diện với nhà vệ sinh thì sinh khí sẽ đi thăng vào nơi khí uế, âm khí nặng nề.
 
Bên cạnh đó, cổng nhà cũng không nên được đặt đối diện phòng ngủ. Bởi vì, phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ nên cần phải kín đáo, yên tĩnh. Còn cổng nhà lại là nơi mọi người ra vào thường xuyên, dễ ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi của gia chủ.
 
Không đặt cổng đối xung trực tiếp với con đường
 
Việc xây cổng nhà đối xung trực tiếp với con đường không những rất nguy hiểm cho gia đình bạn mà còn không hợp phong thuỷ. Nếu không may các phương tiện trong quá trình di chuyển bị mất lái sẽ đâm thẳng vào cổng nhà.
 
Không để hệ thống thoát nước thoát ra ngoài theo hướng cổng chính
 
Trong phong thuỷ, người ta quan niệm rằng nước chính là yếu tố tượng trưng cho đường tài vận của gia chủ. Nếu như để nước trong nhà thoát ra bằng đường cổng chính thì tức là gia chủ làm được bao nhiêu cũng bị hao tổn và mất mát.
 
Nên trồng những loại cây cảnh
 
Nên trồng những loại cây như trúc, tre, dừa cảnh,… để trồng trước cổng nhà. Đây là những loại cây có ý nghĩa phong thuỷ mang đến điềm lành cho gia chủ, việc làm ăn phát tài phát lộc. Và nên tránh trồng cây đa, cây mít, cây liễu,…
 
Cổng nhà có thiết kế chữ L ngược được xem là điều kiêng kỵ
 
Cổng chữ L còn được gọi là cổng số 7, theo Hán tự nghĩa là Thất tức là mất mát, không may mắn. Chính vì thế, bạn tuyệt đối nên tránh mẫu thiết kế cổng nhà chữ L ngược.
 
Cổng hai nhà đối diện nhau có sao không?
 
Theo phong thủy, cổng đối cổng là điều không tốt. Nếu cửa đối cửa ở hai vị trí gần nhau sẽ tạo ra dòng khí xung đối không tốt đến hòa khí gia đình. Cửa chính đại diện cho miệng, nếu cửa hai nhà đối diện nhau khiến gia chủ khắc khẩu.
 
Ngoài ra, việc cửa cổng hai nhà đối diện nhau là phạm xung sát, ảnh hưởng trực tiếp đến người trong gia đình.
 
Nếu cửa mở các hướng là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc thì khiến trụ cột trong gia đình gặp thị phi, sức khỏe bị ảnh hưởng và tài lộc của gia đình đi xuống.
 
Cửa chính đối diện với cổng nhà hàng xóm là hoàn toàn không tốt. Điều này khiến một trong hai gia đình dù có tiền tài cũng không cánh mà bay. Vậy nên khi làm nhà nên tránh đặt cổng nhà mình đối diện với nhà hàng xóm.
 
Phong thủy của nhà có hai cổng có tốt không?
 
Nhà có 2 cổng tức là ngôi nhà có cửa chính, cửa sau hoặc cửa bên hông cửa chính, thường có ở ngôi nhà vườn rộng.
  • Trên thực tế, nhà có hai cổng chính khiến sinh hoạt thuận tiện nhưng dễ xảy ra trộm cắp nếu không bảo đảm an ninh cho ngôi nhà.
  • Theo phong thủy, nhà có hai cổng thì hướng hai cổng cần căn cứ theo bát trạch. Gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh sẽ đặt cổng hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc, gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh thì nên đặt cổng ở hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam.
Kết luận
 
Như vậy, không thể phủ nhận vai trò của cổng nhà trong thi công nhà ở. Bạn nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng và điều kiện không gian thực tế để thiết kế cổng có kích thước hợp phong thủy. 
 
Nguồn: Sưu tầm